Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Mắt “khô héo” vì máy tính?

Việc thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính là một trong những nguyên nhân làm khô mắt. Giai đoạn đầu bệnh dễ bị bỏ qua, thế nhưng nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến sự phát triển mạn tính của các bệnh lý liên quan tới bề mặt nhãn cầu và ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực.

Theo thống kê của các nhà nhãn khoa Mỹ thì ở Mỹ có đến 11% số người từ 30-60 tuổi bị khô mắt. Tỉ lệ này là 15% ở những người trên 60 tuổi. Khô mắt thường xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, những người mắc bệnh tự miễn, thường xuyên đeo kính tiếp xúc, sau phẫu thuật LASIK điều trị tật khúc xạ.

Tại sao bị khô mắt?

Khô mắt là rối loạn của màng phim nước mắt do giảm sự chế tiết nước mắt, hoặc do sự bốc hơi quá mức của nước mắt gây tổn hại bề mặt nhãn cầu và những triệu chứng khó chịu ở mắt kèm theo.

Mắt luôn được bôi trơn, nuôi dưỡng và được bảo vệ trước những tác động bên ngoài là nhờ sự có mặt của màng phim nước mắt, mi mắt nhắm bình thường, sự chớp mắt và đồng thời cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng và số lượng nước mắt.

Màng phim nước mắt là một lớp màng rất mỏng, trong suốt. Màng này được tạo thành sau mỗi lần chớp mắt, nó làm nhiệm vụ bảo vệ và dinh dưỡng cho bề mặt của mắt. Màng này có thể bị biến đổi khi có một số các tác động như:

- Chất bảo quản của thuốc

- Dị ứng

- Viêm kết mạc

- Viêm bờ mi

- Thường xuyên đeo kính tiếp xúc

- Ô nhiễm môi trường

- Làm việc nhiều với màn hình vi tính

Người ta có thể phân loại khô mắt thành khô mắt do viêm và khô mắt không do viêm.

Khô mắt do viêm là khô mắt do tổn thương ở tuyến lệ, tổn thương bề mặt mắt (viêm bờ mi, nhiễm độc, dị ứng,…).

Khô mắt không do viêm là khô mắt do yếu tố cơ học (co quắp mi, kết mạc bị nhẽo, sa da mi) và khô mắt do thiếu hụt nước mắt.

Người bị bệnh khô mắt thường có những triệu chứng: khó chịu trong mắt, cảm giác khô, rát bỏng, cảm giác có dị vật trong mắt hay sạn trong mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đỏ mắt, có dử mắt, nhìn mờ.

Trong những năm gần đây việc thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khô mắt. Khi làm việc kéo dài với máy vi tính, mắt sẽ bị nhìn tập trung quá nhiều, giảm tần số chớp mắt, ánh sáng và phản chiếu của màn hình lên mắt. Từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng: mỏi cổ và gáy, mỏi mắt, ngứa và rát mắt, sợ ánh sáng, cảm giác nặng mi và nhìn mờ.

Làm sao điều trị?

Khô mắt ở giai đoạn đầu thường bị bỏ qua do triệu chứng có thể chỉ thoáng qua và không ảnh hưởng nhiều lắm đến sinh hoạt và cuộc sống. Cũng có thể có người nhầm tưởng là bị đau mắt do viêm kết mạc. Việc chẩn đoán sớm, đúng và điều trị kịp thời là rất cần thiết vì nếu không sẽ dẫn đến sự phát triển mạn tính của những bệnh lý liên quan tới bề mặt nhãn cầu và ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực.

Qua phân loại khô mắt vừa được trình bày ở phần trên, có thể thấy ba yếu tố chính gây khô mắt, đó là:

- Rối loạn nước mắt

- Quá trình viêm kết mạc

- Bệnh mi mắt

Chính vì vậy, để điều trị khô mắt chúng ta cần chú ý đến ba yếu tố trên.

Điều trị rối loạn nước mắt, ta có thể áp dụng liệu pháp thay thế nước mắt bằng tra nhỏ mắt chế phẩm nước mắt nhân tạo (VD: Refreshtear, Oculotect, Systane, Lacrynorme,…). Chúng ta cũng có thể dùng phương pháp đóng điểm lệ, thuốc ức chế miễn dịch (dung dịch tra nhỏ mắt Cyclosporin A 0,05% ). Ngoài ra, để hạn chế sự bốc hơi của nước mắt có thể đeo kính giữ ẩm.

Điều trị viêm nhiễm ở kết mạc, cần điều trị chống viêm và chống nhiễm khuẩn bằng các kháng sinh phù hợp.

Điều trị các quá trình viêm nhiễm ở bờ mi, cần vệ sinh bờ mi và điều trị viêm bờ mi (nặn tuyến bờ mi, chườm nóng bờ mi, mát-xa bờ mi và bôi trà bờ mi bằng thuốc mỡ kháng sinh).

Việc hiểu biết đúng đắn được mức độ bệnh của mình là rất quan trọng. Người bệnh cũng cần biết được một số thuốc có thể gây khô mắt khi dùng kéo dài (thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin,…). Một số yếu tố môi trường (khí hậu khô, nơi có nhiều gió) và ngồi làm việc liên tục trước màn hình vi tính cũng là những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến khô mắt.

Theo PGS.TS. Phạm Thị Khánh Vân
Nguồn: BV Mắt Trung ương

Có nên thường xuyên lấy cao răng?

Có nên thường xuyên lấy cao răng?

Lấy cao răng và làm sạch cao răng không chỉ vì mục đích thẩm mỹ mà còn vì sức khỏe, bởi cao răng chính là “thủ phạm” gây ra phiền toái cho sức khỏe răng miệng.

Khi ăn xong nếu không chải răng ngay, thì khoảng 15 phút sau có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng gọi là màng bám. Nếu màng bám không được làm sạch, các vi khuẩn bám vào màng này và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Lúc này, các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng tiếp tục bám vào mảng bám hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là cao răng.

Lấy cao răng cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc.

Cao răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu, thường đóng xung quanh cổ răng. Thành phần của cao răng gồm carbonat canxi và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra, còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu, nước bọt. Cao răng có thể gây viêm nướu và có mùi hôi.Cao răng gây ra một số bệnh về răng miệng như:

- Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu. Phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng tụt nướu, thân răng ngày càng dài. Vì vậy, người có cao răng có thể có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống. Chân răng bị lộ vì không có nướu che chở và răng bị lung lay, quá trình tiêu xương cũng diễn ra nhanh hơn.

- Cao răng có thể gây nên các bệnh viêm nướu, viêm nha chu với các biểu hiện như: đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng.

- Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.

Do những ảnh hưởng nêu trên, cao răng cần phải được cạo sạch và tốt nhất nên cạo định kỳ 4 – 6 tháng/lần. Có thể cạo cao răng bằng dụng cụ cầm tay hay bằng máy siêu âm. Cạo cao răng bằng máy siêu âm sẽ ít đau, ít chảy máu và sạch hơn. Sau khi cạo cao răng, có thể có cảm giác ê, đau, nhiều hay ít tùy mức chịu đau của mỗi người. Cảm giác ê buốt khi ăn uống nhất là uống nước nóng quá hay lạnh quá có thể kéo dài sau vài ngày rồi hết.

Khởi phát của cao răng là màng bám sau khi ăn không được chải rửa sạch. Vì vậy, để ngăn ngừa cao răng, phải kiểm soát được màng bám, giữ răng luôn sạch sẽ. Sau đây là một số lời khuyên để giữ cho hàm răng chắc khỏe:

- Luôn chải răng sạch sau khi ăn.

- Sử dụng chỉ tơ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẻ răng.

- Ngậm nước súc miệng có bán sẵn hoặc nước muối pha loãng.

- Kiểm tra răng miệng định kỳ 3 tháng/lần để giải quyết những vấn đề vệ sinh mà bản thân cá nhân không thể tự làm sạch được như: làm sạch ở kẽ răng, ở mặt xa các răng hàm, ở những vùng răng giả. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hòa-SKDS

Viêm xoang

Xoang là các hốc trong xương ở chung quanh mũi. Có bốn cặp xoang: xoang trán ở trán, xoang bướm ở giữa đôi mắt, xoang sàng nằm sâu ở trong đầu phía sau mắt và xoang hàm nằm sau gò má, dưới hốc mắt. Các xoang này có đường nhỏ ăn thông vào mũi. Không khí ra vào và các chất nhầy trong xoang theo các ống này đổ ra mũi.

Nguyên nhân

Có thể là do vi trùng, siêu vi hoặc do vi nấm, thường thấy nhất là sau khi bị cảm cúm hoặc do viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn, có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

Triệu chứng

Người bệnh thường bị nghẹt mũi, nước mũi xanh đục, nước mũi có thể chảy ra trước hoặc ra sau cổ họng gây ngứa họng và kích thích ho. Ngoài ra, thường bị nhức đầu âm ỉ, từng cơn, hoặc chỉ có cảm giác nặng nề ở mặt. Người bệnh không tập trung suy nghĩ được. Ðôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thời xưa, khi chưa có kháng sinh, viêm xoang có thể ăn lan vào hốc mắt hay ăn lan vào não gây biến chứng nguy hiểm. Ngày nay, viêm xoang gây khó chịu cho người bệnh nhưng hiếm khi có thể đe dọa tới sức khỏe, nếu bị tái phát nhiều lần hoặc không điều trị, viêm xoang trở thành bệnh mãn tính, rất khó chữa trị. Người bệnh thường xuyên bị nghẹt mũi, chảy mũi, đau nhức ở trên hoặc chung quanh mắt, có người không ngửi được mùi.

Ðiều trị

Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.

Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz. Phương pháp này rất hiệu quả, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn.

Ngày nay, thiết bị nội soi xoang có thể biết được rõ ràng chỗ bị tắc nghẽn và có thể áp dụng kỹ thuật cao cấp để phẫu thuật thay vì phải mổ theo kiểu cũ nên kết quả điều trị tốt hơn.

BS Nguyễn Thanh Sơn


Cholesterol: Những điều cần biết

Tại sao phải xét nghiệm cholesterol trong máu

Vì cholesterol máu có liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch, mà bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh tim mạch nói trong bài này gồm cả bệnh tim, chủ yếu các bệnh tim thiếu máu cục bộ như nhồi máu cơ tim, và bệnh mạch chủ yếu các tai biến mạch não như xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Tử vong do bệnh tim đứng hàng đầu, còn tử vong do bệnh mạch đứng thứ hai, vậy tử vong tim mạch chiếm “thủ khoa” và chuyện dễ hiểu. Ðiều đáng nói ở đây là đa số trường hợp của cả hai bệnh trên đều do một nguyên nhân là vữa xơ động mạch, mà vữa xơ động mạch lại có liên quan chặt chẽ đến cholesterol huyết. Sang thế kỷ 21, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tử vong tim mạch vẫn đứng đầu, do đó xét nghiệm cholesterol trong máu vẫn còn rất cần thiết trong thời gian dài dài! Bảng 1 cho thấy cholesterol càng cao thì tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ càng nhiều.

Vì cholesterol máu có liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch, mà bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh tim mạch nói trong bài này gồm cả bệnh tim, chủ yếu các bệnh tim thiếu máu cục bộ như nhồi máu cơ tim, và bệnh mạch chủ yếu các tai biến mạch não như xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Tử vong do bệnh tim đứng hàng đầu, còn tử vong do bệnh mạch đứng thứ hai, vậy tử vong tim mạch chiếm “thủ khoa” và chuyện dễ hiểu. Ðiều đáng nói ở đây là đa số trường hợp của cả hai bệnh trên đều do một nguyên nhân là vữa xơ động mạch, mà vữa xơ động mạch lại có liên quan chặt chẽ đến cholesterol huyết. Sang thế kỷ 21, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tử vong tim mạch vẫn đứng đầu, do đó xét nghiệm cholesterol trong máu vẫn còn rất cần thiết trong thời gian dài dài! Bảng 1 cho thấy cholesterol càng cao thì tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ càng nhiều.

Vì cholesterol máu có liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch, mà bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh tim mạch nói trong bài này gồm cả bệnh tim, chủ yếu các bệnh tim thiếu máu cục bộ như nhồi máu cơ tim, và bệnh mạch chủ yếu các tai biến mạch não như xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Tử vong do bệnh tim đứng hàng đầu, còn tử vong do bệnh mạch đứng thứ hai, vậy tử vong tim mạch chiếm “thủ khoa” và chuyện dễ hiểu. Ðiều đáng nói ở đây là đa số trường hợp của cả hai bệnh trên đều do một nguyên nhân là vữa xơ động mạch, mà vữa xơ động mạch lại có liên quan chặt chẽ đến cholesterol huyết. Sang thế kỷ 21, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tử vong tim mạch vẫn đứng đầu, do đó xét nghiệm cholesterol trong máu vẫn còn rất cần thiết trong thời gian dài dài! Bảng 1 cho thấy cholesterol càng cao thì tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ càng nhiều.

Những ai cần làm cholesterol huyết

Nếu có điều kiện, nên làm cholesterol cho tất cả mọi người trên 20 tuổi, nhưng để tiết kiệm, nên xét nghiệm ưu tiên cho những người mắc một trong những bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tai biến mạch não, bệnh động mạch ngoại biên (viêm tắc động mạch chi), tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì; hoặc cha, mẹ, anh chị em ruột mắc những bệnh trên. Trường hợp kết quả bình thường (xem dưới), sau 5 năm mới cần làm lại.

Cholesterol huyết, bao nhiêu là cao ?

Cholesterol từ 5,2 mmol/1 trở xuống là bình thường, từ 5,2 đến 6,2 là hơi cao, từ 6,2 trở lên là cao rõ. Tuy nhiên, các con số trên chỉ là tương đối. Vì ngay những người cholesterol dưới 5,2 cũng có 3-4 phần nghìn chết do thiếu máu cục bộ (Bảng 1).

Bảng 1. Các trị số bình thường và bệnh lý của “bộ mỡ”

1. Cholesterol toàn phần
Bình thường < 5.2 mmol/l
Nghi bệnh lý 5.2 – 6.2 mmol/l
Bệnh lý rõ >6.2 mmol/l

2. Triglycerid
<1.72 mmol/l
1.72 – 2.3 mmol/l
>2.3 mmol/l

3. HDL-C
>1.5 mmol/l
1.5 – 1 mmol/l
<1.0 mmol/l

4. LDL-C
<3.4 mmol/l
3.4 – 4.1 mmol/l
>4.1 mmol/l

Như vậy cholesterol huyết càng thấp càng tốt, không sợ thấp quá. Nhưng cholesterol càng cao, tử vong càng tăng: 5,2 lên 6,2 tử vong tăng gấp đôi; 6,2 lên 7,7 tử vong từ 8% tăng lên 16% !

Tại sao lại phải xét nghiệm cả “bộ mỡ’

Vài chục năm gần đây, người ta thấy phải phân biệt cholesterol tốt là HDL-C có tác dụng bảo vệ tim, với cholesterol xấu là LDL-C hay gây vữa xơ động mạch. Do đó, nên làm cả “bộ mỡ” thì tốt hơn. Bộ mỡ gồm: 1. cholesterol toàn phần; 2. Triglycerid cũng là chất mỡ nhưng không phải cholesterol; 3. HDL-C; Và 4.LDL-C. Bảng 1 trên cho biết các trị số bình thường và bệnh lí của ‘bộ mỡ”. Chú ý: (Không nên định lượng lipid toàn phần như ngày xưa, vì không giúp gì cho chẩn đoán.) – Ðịnh lượng cholesterol toàn phần và HDL không cần nhịn đói như đối với triglycerid và LDL.

Vài chục năm gần đây, người ta thấy phải phân biệt cholesterol tốt là HDL-C có tác dụng bảo vệ tim, với cholesterol xấu là LDL-C hay gây vữa xơ động mạch. Do đó, nên làm cả “bộ mỡ” thì tốt hơn. Bộ mỡ gồm: 1. cholesterol toàn phần; 2. Triglycerid cũng là chất mỡ nhưng không phải cholesterol; 3. HDL-C; Và 4.LDL-C. Bảng 1 trên cho biết các trị số bình thường và bệnh lí của ‘bộ mỡ”. Chú ý: (Không nên định lượng lipid toàn phần như ngày xưa, vì không giúp gì cho chẩn đoán.) – Ðịnh lượng cholesterol toàn phần và HDL không cần nhịn đói như đối với triglycerid và LDL.

Cholesterol cao tới bao nhiêu thì phải điều trị ?

Ngày nay, người ta căn cứ vào LDL nhiều hơn vào cholesterol toàn phần, Bảng 1 đã cho thấy LDL bao nhiêu là bệnh lí, những để điều trị người ta còn phải xét các yếu tố nguy cơ rồi phân biệt các trường hợp sau đây: 1- Trường hợp nguy cơ cao, nghĩa là có bị nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hoặc đái tháo đường: LDL từ 2,6 đã phải bắt đầu điều trị, và từ 3,4 đã phải dùng thuốc. 2- Trường hợp nguy cơ trung bình nghĩa là có 2 yếu tố nguy cơ trở lên (xin xem bảng 2 liệt kê các yếu tố nguy cơ thí dụ tăng huyết áp và hút thuốc lá: LDL 3,4 mới điều trị ; LDL 4,1 dùng thuốc. 3. HDL thấp < 1 mmol/1. Nếu > 1,5 mmol/1 thì được trừ một yếu tố nguy cơ. 4- Tiền sử gia đình trực hệ có bệnh mạch vành sớm (nam <55 tuổi; nữ < 65 tuổi) 5. Tuổi cao: nam > 45; nữ > 55 tuổi 5- Trường hợp nguy cơ thấp, nghĩa là chỉ có 1 yếu tố nguy cơ trong Bảng 2 : LDL phải từ 4 trở nên mới cần điều trị, và chỉ xét dùng thuốc khi LDL quá 4,9. Nếu không làm được LDL, có thể căn cứ vào cholesterol toàn phần; LDL 3,4 và 4,1 coi như tương đương với cholesterol 5,2 và 6,2.

Ðiều trị tăng cholesterol huyết như thế nào !

Trừ khi nguy cơ cao, bao giờ cũng nên bắt đầu bằng sửa đổi cách sống trong 2-3 tháng, nếu chưa đạt mục tiêu mới dùng thuốc.

Sửa đổi cách sống gồm 4 điểm chính: 1. Ăn ít mỡ bão hòa và ít cholesterol; 2. Ăn nhiều chất xơ. 3. Giảm cân nặng 4. Tăng hoạt động thể lực. Xin xem bài viết riêng về những điểm này.

Theo Thong Tin Y Dược Việt Nam

CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.
Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

BS Nguyễn Minh Phương, Sức Khỏe & Đời Sống

Cách xử trí khi bị bỏng lửa và nước sôi

được xử trí đúng thì nhiễm trùng vết bỏng sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bỏng càng rộng và độ bỏng càng cao thì mức độ bệnh càng nặng.

- Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy...).

- Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.

- Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất... và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.

- Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng... lên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng.

- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.

Bác sĩ Quang Minh (Sức khoẻ & Đời sống)

Chữa đau lưng khi mang thai

Khi đứng hay ngồi, thai phụ đều phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi. Nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng. Về giày dép, nên chọn loại có đế bằng.

Phụ nữ có thai thường hay bị đau lưng, đặc biệt là vào 3 tháng đầu. Cơn đau sẽ tăng khi thai bắt đầu lớn dần. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng... có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai.

Gần phần nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng. Các hoóc môn mà thai phụ tiết ra cũng làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng.

Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống. Thai càng lớn thì lưng khòm xuống càng nhiều và gây nên những cơn đau. Mặt khác, một vài hoóc môn tiết ra khi mang thai có tác dụng làm cho da căng ra để tạo điều kiện cho sự trao đổi chất và em bé có thể lớn lên được dễ dàng. Nhưng chúng lại làm mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể người mẹ và tạo nên những cơn đau ở thắt lưng.

Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi.

Phòng ngừa và làm giảm đau lưng khi mang thai

Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.

Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp; không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm các việc nặng trong nhà, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp.

Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội...) một cách thường xuyên.

Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi. Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp

Không nên dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đến bác sĩ ngay để theo dõi đúng lúc nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân; hoặc đau kéo dài.

(Theo Thanh Niên)

Mất ngủ gây béo phì?

Mất ngủ đồng hành với đói bụng

Bên cạnh việc ăn kiêng đúng cách và tập thể dục đều đặn các chuyên gia về béo phì thường khuyên những người muốn giảm cân nên ngủ nhiều.

Mất ngủ thường xuyên làm tăng lượng hoocmon ghrelin (có tác dụng kích thích thèm ăn) khá nhiều. Người mất ngủ có khuynh hướng ăn nhiều chất ngọt và tinh bột như bánh kẹo hay mì tôm, cơm nguội trong những đêm bị mất ngủ. Ngược lại, trong khi ngủ thì cơ thể sẽ tiết ra một lượng hoocmon làm giảm sự thèm ăn.

Mất ngủ cơ thể thích mỡ hơn

Khi bạn ngủ say, một loại hoá chất gọi là leptin sẽ được giải phóng thông báo với hệ thần kinh rằng khi nào cơ thể đã tích đủ mỡ và quá trình này sẽ ngừng lại. Thiếu ngủ sẽ làm lượng chất này suy giảm, gây kích thích cảm giảm thèm ăn vô kiểm soát và cơ thể cứ thích mỡ liên tục.

Hơn thế nữa, tình trạng mất ngủ thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các hoocmon đốt cháy calo thừa trong cơ thể bạn.Trong mỗi chúng ta có rất nhiều hoá chất và hoocmon kiểm soát cảm giác thèm ăn và tăng cân và chúng rất dễ bị thay đổi khi thời gian ngủ giảm đi chỉ 1 hoặc 2 tiếng so với bình thường.

Càng béo phì, càng khó ngủ

Có một cái vòng luẩn quẩn như thế này: Người mất ngủ sẽ bị tăng cân, và càng béo thì họ càng khó ngủ hơn. Do đó, các nhà khoa học đã khẳng định rằng trọng lượng cơ thể tỷ lệ thuận với nguy cơ rối loạn và ngạt thở khi ngủ.

Người béo phì dễ bị ngạt thở lúc ngủ vì cơ cổ họng chùng xuống làm cản trở đồng khí ra vào. Vì thế, họ buộc phải thức dậy một vài giây để dễ thở, sau đó ngủ lại, rồi lại thức giấc. Quá trình này lặp đi lặp lại suốt đêm, khiến người bệnh không thể ngủ sâu. Chưa kể người béo còn dễ gặp những chứng rối loạn giấc ngủ khác khiến họ sẽ phải thức giấc rất nhiều lần trong đêm.

Để giảm cân, hãy ngủ đủ giấc

Các chuyên gia về béo phì thường khuyên những người muốn giảm cân nên ngủ nhiều, bên cạnh việc ăn kiêng đúng cách hay tập thể thao đều đặn. Bởi những người ngủ ít hơn 4 tiếng trong một đêm có nguy cơ béo phì cao hơn 73% so với những người ngủ từ 7 đến 9 tiếng. Tương tự, những người ngủ trung bình 5 tiếng thì nguy cơ béo là 50%, 6 tiếng thì giảm xuống 23%.

Dù thế nào đi nữa thì việc bạn cần làm là đáp ứng đủ nhu cầu ngủ của cơ thể mình, đừng nên cưỡng lại cơn buồn ngủ trừ những trường hợp cấp bách. Nếu bạn ngủ ít hơn nhu cầu tự nhiên, bạn sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Những người mất ngủ thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đãng trí, mất sáng tạo trong công việc, tệ hại hơn nữa là dẫn đến gây tai nạn giao thông.

Theo Phụ Nữ & Thể Thao

Chuối hột chữa sỏi thận

Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.


Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa bệnh tiểu đường

Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt.

Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng

Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.

Chữa hắc lào

Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón

Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

BS Vũ Nguyên Khiết

Sức Khỏe & Đời Sống

Viêm họng cấp: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim.

Triệu chứng:

Thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Bệnh nhân càng thấy đau họng hơn khi ho, nói.

Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Đồng thời người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3-4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

Biến chứng của viêm họng cấp:

Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…

Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Biểu hiện của bệnh:

Trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

Điều trị viêm họng cấp:

Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Đồng thời nên uống nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi bị viêm họng cấp, chủ yếu là chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Dân trí